Kinh tế

& Xã hội

Mùa bão

Sep rd , 2022


“Chắc bão có chân

Mới hay chạy nhảy

Vừa xô cây ấy

đã rung cành này”


Tụi mình ít văn thơ nên chỉ có 3 cái hình. Bạn nào cần file thiết kế giải pháp thứ 2 về tự làm xin vào link


#muabao #nhanoi #nongnghiep #trangtrai #nongtrai #farmstay #nhalatrangtrai #kientrucnongnghiep #nhavuon #nhalaprap #nhalapghep #nhadidong #Nhatienche #nhathongminh #sunroofhouse #Mhome #Architecture #thietke #kientruc #quyhoach #noithat #NhaBenRung #ModunSpace

https://www.modun.space/

Một dự án vùng cao

Feb 18rd , 2022


Một dự án thư viện cộng đồng nho nhỏ vùng cao.

Nói là thư viện vì đề bài được giao ban đầu. Nhưng ở vùng núi thì thiếu thốn đủ thứ nên cái thư viện cũng là phòng học, là nơi trú mưa, là sân chơi,..là nơi để người miền xuôi biết về người miền núi. Ở những vùng khí hậu khắc nghiệt với mưa phùn, sương & cái lạnh buốt cùng một kinh phí có hạn từ nguồn đóng góp từ cộng đồng cũng như cơ sở hạ tầng phục vụ thi công thiếu thốn, kiến trúc đôi khi là một điều xa xỉ. Vì vậy, ngoài việc thiết kế để phù hợp với các yếu tố trên, tụi mình quyết định thực hiện một chương trình kêu gọi nguồn lực (comment bên dưới).

“People come for the show, not the stage” - Vì tạo nên một cộng đồng khó hơn là một công trình, một sân khấu. ạo nên một thói quen càng khó hơn tạo nên một cộng đồng. Qua chương trình nhỏ, tụi mình chỉ muốn những thói quen cho đi ngày càng nhiều hơn.

Măng Đen, 2/2022.


#ThuVienMangDen #nongnghiep #trangtrai #nongtrai #farmstay #nhalatrangtrai #kientrucnongnghiep #nhavuon #nhalaprap #nhalapghep #nhadidong #Nhatienche #nhathongminh #sunroofhouse #Mhome #Architecture #thietke #kientruc #quyhoach #noithat #NhaBenRung #ModunSpace

https://www.modun.space/

The Highligh

Sep 4rd , 2021


High Line New York - Death Avenue: Từ năm 1852 đến 1929, tuyến đường sắt chở hàng cắt ngang đô thị phục vụ cho khu vực nội đô gây ra 436 vụ tại nạn. Nhờ áp lực từ người dân, chính quyền thành phố đồng ý nâng tuyến đường "hung thần" này lên cao. Từ đó, dân New Yorker chắc "get high" hết . Thành phố mở rộng dần và đến năm 1980, không còn chuyến tàu chở hàng nào ở tuyến này hoạt động nữa. High Line đối mặt với nguy cơ bị phá bỏ. Một lần nữa, mấy New Yorker lập " Hội Những người Bạn của High Line", biến đường tàu cũ thành 1 trong 10 công viên nổi tiếng của New York.

Nhân mấy câu chuyện của xứ sở thiên đường như di dời nhà ga trung tâm ở Hà Nội, phá bỏ đài nước ở Sài Gòn, tui trích vài câu chuyện từ xứ sở dãy chết. Saigoner = New Yorker?

#Thehighline #nongnghiep #trangtrai #nongtrai #farmstay #nhalatrangtrai #kientrucnongnghiep #nhavuon #nhalaprap #nhalapghep #nhadidong #Nhatienche #nhathongminh #sunroofhouse #Mhome #Architecture #thietke #kientruc #quyhoach #noithat #NhaBenRung #ModunSpace

https://www.modun.space/

Giãn cách xã hội

Sep 5th , 2021


Xem người bạn Myanmar láng giềng và chính sách của họ.

- Biến quỹ đất giao thông (tốc độ di chuyển cao) -> chợ (tốc độ di chuyển thấp, bán kính phục vụ nhỏ & khoanh vùng).

- Giữ các tuyến giao thông hàng hoá chính và phân nhánh vào các khu 'chợ/đường' như hình thay vì tập trung ở chợ đầu mối (sẽ tạo ra rất nhiều nhánh giao thông ko kiểm soát của tiểu thuơng, phát tán virus).

- Đưa dân tp -> khu vực nông thôn. Đem dòng $, nhân lực & trao đổi giáo dục, giãn cách tạm thời <-> nông thôn. Ví dụ trao đổi học hè cho trẻ em, người già, farmstay,.. Cùng với chính sách cách ly của địa phương (như Đà Nẵng).

Còn bao cấp, anh Viettel, anh Thủ Đức làm web bán hàng thì còn tăng giá & xếp hàng đặt gạch.

Người dân bán hàng tự phát thì ko thể thay thế cho tiểu thuơng trong ngắn hạn.


#Covid #Giancach #nongnghiep #trangtrai #nongtrai #farmstay #nhalatrangtrai #kientrucnongnghiep #nhavuon #nhalaprap #nhalapghep #nhadidong #Nhatienche #nhathongminh #sunroofhouse #Mhome #Architecture #thietke #kientruc #quyhoach #noithat #NhaBenRung #ModunSpace

https://www.modun.space/

Bóng đá & Văn Hóa

Sep 5th , 2021


Có bao giờ mình tự hỏi tại sao ta xem bóng đá và mục đích của việc này là gì? Giải trí, học hỏi, tự hào dân tộc hay một ý gì khác?

Tạm bỏ qua hai ý khá hiển nhiên đầu tiên để mình cố hiểu tại sao nhiều người “đi bão" sau khi thắng.

Tự hào vì Việt Nam hơn Indo? Niềm vui vì “Chủng tộc VN" tạm thời là nhất, vì “quê hương VN" đè bẹp đối phương trong trận cầu? Hoặc hạnh phúc vì xung quanh có 100 triệu người nghĩ giống ta, ít nhất là trong thời gian của một trận cầu?

Chủ nghĩa Phát xít (Fascism) cũng gieo vào đầu người dân Đức những ý nghĩ tương tự. Nhớ câu chuyện bó đũa của HCM không? Fasci trong tiếng Latin là “một bó”. Mọi người Đức phải nghĩ mình là một chiếc đũa trong bó đũa dân tộc thượng đẳng thì quốc gia mới thành công.

Trong những phim truyền hình của Trung Quốc, họ cố đưa các hình ảnh về một đất nước phát minh ra bóng đá, mì ăn liền, thuốc súng (có lẽ đây là điều đúng nhất trong các phim họ làm). Lời nói dối được một người kể thì là lời nói dối, nhưng được 1.4 tỉ người nói trong 10 năm thì có lẽ sẽ trở thành một chủ nghĩa. Một chủ nghĩa kẹt trong nền chính trị quốc gia xung quanh là kinh tế toàn cầu, khoa học toàn cầu. 10 năm nữa, chủ nghĩa VN sẽ ra sao?

Bóng đá là một sự đồng thuận toàn cầu hơn là ganh đua quốc gia. Hãy nghĩ năm 1863, khi bộ môn bóng đá hiện đại được hình thành, các luật lệ chỉ do nước Anh quy định. Nếu không có sự đồng thuận toàn cầu, có lẽ bóng đá vẫn giống môn croquet được chơi trong Alice in wonderland.

Quay lại trận cầu VN-Indo, bạn xem đội bạn Indo cũng ra sân với 11 cầu thủ giống ta, chơi luật giống ta nhưng có bao giờ tự hỏi họ khác biệt ta thế nào? Trang phục kabaya của họ mặc ra sao, món cơm chiên (nasi goreng) hay món sa tế của họ khác VN ra sao? Hay những người trên đảo Java ở Indo có khác ở Malay?

Vậy thì, xem bóng đá để giải trí, học hỏi, tự hào dân tộc trong một cơn ái kỷ của những khác biệt nhỏ mọn hay một ý gì khác?

PS: mới đây xem Raya & The last dragon khá hay vì Disney hòa hợp đặc trưng các nước Đông Nam Á để tạo nên 5 quốc gia giả tưởng theo dòng Mekong.


#bongda #culture #nongnghiep #trangtrai #nongtrai #farmstay #nhalatrangtrai #kientrucnongnghiep #nhavuon #nhalaprap #nhalapghep #nhadidong #Nhatienche #nhathongminh #sunroofhouse #Mhome #Architecture #thietke #kientruc #quyhoach #noithat #NhaBenRung #ModunSpace

https://www.modun.space/

Bác sỹ & Kiến trúc sư

Sep 5th , 2021


Bác sỹ và kiến trúc sư

Những ngày qua, giá thép tăng phi mã. Hệ quả của nền kinh tế phụ thuộc vào “Anh hàng xóm lớn", của chuỗi cung ứng không đảm bảo. Các nhà thầu than khóc, chủ đầu tư, người làm nhà/ công trình hốt hoảng. Và với một thị trường của các nước đang phát triển (nói nôm na là hệ thống các quan hệ hợp đồng về kinh tế luật pháp vẫn đang hoàn thiện dựa vào các xung đột có thể xuất hiện) thì một cú hích nhẹ từ thượng tầng cũng ảnh hưởng lớn đến hạ tầng. Cụ thể ở đây là vài ngàn nhà thầu và vài ngàn chủ nhà phải làm gì khi hợp đồng đã ký?

Theo chủ nghĩa tiêu dùng, nhà tư bản càng phát triển và thúc đẩy người mua nhiều hơn. Vòng đời sản phẩm ngày càng ngắn hơn. Và nếu nhà thầu cũng là một nhà tư bản (chủ yếu dựa trên lợi nhuận) thì họ sẽ khuyến khích xây, sửa, đập xây mới. Và khi dòng tiền tiếp cận một khu vực mới, chủ nghĩa này cũng sẽ kéo theo kèm với nhiều hệ lụy về văn hóa. Người tiêu dùng bị xoáy vào thị trường và tiêu dùng thông minh cũng sẽ giảm đi. Một số chọn đồ Tàu giá rẻ bỏ mua mới, một số chọn đồ Nhật - Mỹ mua một lần xài mãi. Mua một chiếc oto, người ta có chọn đồ Tàu hay hàng Vin, hay chọn đồ Nhật - Mỹ? Câu hỏi tương tự được đặt ra với một công trình?

Ví dụ ngày xưa xây nhà, chẳng ai biết xây bao nhiêu $, chỉ cần gọi một ông thợ về xây, xây tới đâu, sửa và trả tiền thợ tới đó. Nền kinh tế làng xã. Ông bác sĩ hay ông thầy cúng ngày xưa một mình chấp hết các loại bệnh mà không cần xét nghiệm, chẩn đoán. Ngày nay thì không ai làm vậy, người đi khám bệnh xét nghiệm, có kết quả gặp bác sĩ tư vấn lựa chọn mổ hay hóa trị, xạ trị. Thuốc có thể mua loại A, B (vẫn có bác sĩ kê đơn thuốc A vì lỡ nhận hoa hồng từ hãng dược). Tương tự với kiến trúc sư (kts) hay rộng hơn là nhà phát triển (developer). Trước khi vẽ vời xin làm bài toán về tài chính, đầu tư, thị trường, thương hiệu,.. Sau đấy xin mời anh kts vẽ vài ba phương án cho đã mắt. Sau đấy lại gửi bản vẽ đến các nhà thầu để báo giá đấu thầu. Vẫn có (nhiều) kts kê đơn thuốc “nhà thầu A” vì có % hoa hồng. Nếu có kinh nghiệm và may mắn, bản vẽ có báo giá nằm trong khả năng chi trả của khách hàng. Nếu không, xin mời anh kts quay lạị vẽ tiếp. Lúc này, câu hỏi đặt ra như giá sắt tăng, ai phải trả chi phí và thời gian chỉnh sửa trên?

Đó chỉ là vài % nhỏ trong giai đoạn thiết kế. Trong giai đoạn xây dựng, vì muốn sử dụng “xe oto tàu”, chủ nhà lựa chọn nhà thầu báo rẻ nhất (và có thể ko đủ năng lực quản lý). “Nhà thầu A" này báo một hợp đồng nhận 50% $ trước (hầu hết chủ nhà ko có kiến thức về xây dựng đều "say yes” vì chi phí tổng thấp). Lúc này, giá thép tăng hoặc quản lý nhân sự không đảm bảo, nhà thầu chịu lỗ vài trăm triệu hoặc tiền tỉ hay bỏ của để đống công trường ngổn ngang, để lại cho chủ nhà tiếp quản? Chưa kể thấy khó, nhà thầu rỉ tai chủ nhà về thiết kế ko thi công được. Đó lại là lý do anh quản lý dự án (bác sỹ hồi sức) xuất hiện. Một chi phí mà bệnh nhân nên trả nếu không muốn mổ xong và nằm khách sạn bệnh viện dài dài.

Vậy có anh kts nào có thể định giá thi công công trình mình vẽ và xây chính xác ngay lúc anh đặt bút vẽ vài đường không? Hiện tại thì không, hoặc anh kê con số thi công khủng cho khách hàng và sẵn sàng free phí thiết kế. Free và giảm giá thì ai cũng thích. Kịch bản của các nhà tư bản những năm đầu thế kỷ 19 vẫn có thể áp dụng cho thị trường ở các nước đang phát triển.

Không phủ định là thông tin sẽ làm cho thị trường càng ngày càng bình ổn hơn trong tương lai khi dữ liệu và công cụ thiết kế ngày càng phát triển. Nhưng từ giờ đến lúc đó, khách hàng chỉ có 2 lựa chọn:

1. Anh bác sỹ chẩn đoán và cho thuốc trị bách bệnh với những lời có cánh.

2. Anh bác sỹ làm đúng quy trình và để cho bệnh nhân quyết định cuộc sống của mình sau khi đưa ra các lựa chọn.

Khác với ngành hàng tiêu dùng nhanh, khách hàng nhận ra sự thông thái trong tiêu dùng của mình qua vài tháng, vài năm. Với ngành xây dựng, khách hàng có thể “trả” 5-15 năm để nhận ra. Và may mắn thay, lúc đó thì anh bác sĩ Google, anh kts Facebook có thể sẽ làm giỏi hơn vị bác sĩ hay anh kts của những năm 2021.


#kts #bacsy #nongnghiep #trangtrai #nongtrai #farmstay #nhalatrangtrai #kientrucnongnghiep #nhavuon #nhalaprap #nhalapghep #nhadidong #Nhatienche #nhathongminh #sunroofhouse #Mhome #Architecture #thietke #kientruc #quyhoach #noithat #NhaBenRung #ModunSpace

https://www.modun.space/

Vaccine

Sep 5th , 2021


Saigon & Hội Anti vaccine

Mình viết bài này để mọi người có thêm một góc nhìn. Mình chia thành các mục: 1. Thuyết âm mưu ở các thời kỳ. 2. Ngành khoa học vaccine. 3. Thông thái hay bao dung.

1. Thuyết âm mưu ở các thời kỳ

“Nhân loại tin vào các câu chuyện giả tưởng”, đó là cách phù thuỷ, chính trị gia kể các câu chuyện về thế giới - Yuval Harari.

- Bệnh dịch hạch ở thế kỷ 14 lấy đi 1/3 dân số ở châu Âu (và hiện tại thì mỗi năm vẫn còn 1000-3000 ca nhiễm). Một nhóm người đổ lỗi cho người Do Thái & thảm sát họ. Nhóm người này là nhà thờ công giáo, chính trị gia, “nhà tư bản”,.. đẩy các căng thẳng để tiến hành những Cuộc thập tự chinh (đã có từ trước) về Jerusalem nhân danh sự trừng phạt của Chúa. Qua đại dịch, các nhà tư bản cũng tạo nên các ngành kinh doanh siêu lợi nhuận như dịch vụ chôn cất.

- Khi virus Zika bùng phát ở châu Phi, các thuyết âm mưu chống lại Bill Gates, Rockefeller Foundation, Genetically Modified Organisms (GMOs), Monsanto, the Eugenics Movement,..

- Khi virus Corona bùng phát & bầu cử Mỹ, các bài về thuyết âm mưu nổi lên trên mạng xã hội một lần nữa. Từ Trump để tạo ra các câu chuyện mà “sapien” sẽ tin vào và dẫn dắt dư luận, có lợi cho bầu cử, hay đến Trung Quốc để xóa các công kích về virus nhân tạo?

Mình xin nhấn mạnh lại: ĐỘNG CƠ của các thuyết âm mưu làm cho bạn có một niềm tin (chưa bàn đến sự thật).

-----------------------------------

2. Ngành khoa học Vaccine

Tận hưởng tiện ích của một cái xe 4 bánh cũng như tiêm một mũi vaccine?

- Ngành khoa học vaccine đã có từ thế kỷ 10 (theo tài liệu ghi chép), cũng như những phát minh của nhân loại cần những thử nghiệm “ngớ ngẩn” nếu đứng ở thời điểm hiện tại.

- Các loài hoa như hoa hồng có tác dụng ngăn bệnh dịch hạch được người dân tin từ thế kỷ 14. Bài vè thiếu nhi - “Ring around the rosie" vẫn được trẻ em châu Âu hát đến giờ: luôn mang khăn & bỏ cánh hoa trong túi (để chống bệnh dịch hạch). “Ring-a-ring-a-rosies. A pocket full of posies. A tissue, a tissue. We all fall down”.

- Ngày nay, các chính trị gia ở châu Phi hay thủ lĩnh phong trào Hezbollah ở Iran chết vì covid cũng giống như Tổng thống Lincoln chết vì đậu mùa. Nhưng nếu thủ lĩnh phong trào này thoát các cuộc ám sát lại chết vì đậu mùa thì đó như một câu chuyện đùa.

Các nhà sư Trung Quốc cả ngàn năm trước uống nọc độc của rắn để cơ thể có kháng thể nhưng ngày nay, nếu họ được lựa chọn thì thuốc giải độc có lẽ vẫn được ưa chuộng hơn.

- Một bài báo cáo khoa học (bên dưới) nói về tỉ lệ trẻ e giảm hệ thống miễn nhiễm do cách ly so sánh như việc cháy rừng. Năm nay các cây nhỏ không cháy, thì các năm sau đám cháy sẽ lớn hơn khi các cây nhỏ đủ trưởng thành. Năm nay các em không tiếp xúc làm quen với covid thì cơ thể các em sẽ yếu hơn, các loại virus mới sẽ hình thành.

- Rockefeller Foundation về bản chất như Gates & Melinda Foundation, nếu ai có nghi ngờ về họ, có thể xem các đóng góp cho nhân loại của các tổ chức này bên dưới. Có thể Rockefeller kiếm tiền từ dầu mỏ chẳng bảo vệ môi trường gì cả, là loại tư bản bóc lột công nhân,.. (100 năm trước, ở một xã hội chưa hình thành các quy chuẩn luật lệ) nhưng đừng bị nghệ thuật marketing dẫn dắt chứ, Rockefeller & Rockefeller Foundation là 2 thực thể khác nhau và thời điểm đánh giá cũng khác nhau.

- Và bạn biết rằng, ở thời điểm di dân từ châu Âu sang Mỹ, hay cuộc đổ xô tìm vàng 1850s, các nhà buôn Trung Quốc bán dầu rắn để người tìm vàng có sức khoẻ. Hay bệnh lao phổi có thể giết chết những người khoẻ mạnh ở tuổi 20-30, như Dr Holiday chẳng hạn. Wild West, nơi người ta đấu tranh cho kiến thức y học hiện đại với niềm tin y học cổ điển như việc phổ cập kiến thức từ giới khoa học đến người dân.

- Các thành tựu ở thời điểm hiện tại có thể sai ở thời điểm tương lai, nhưng nếu ai nghi ngờ về cuộc đời cống hiến của các nhà khoa học, như Louis Pasteur thì có thể xem thêm link bên dưới lịch sử phát triển vaccine.

Tin vào các nhà KHOA HỌC HIỆN ĐẠI HAY CHÍNH TRỊ GIA, nhà tư bản hoang dã hay những “nhà thông thái thiếu bao dung”? Đó là lựa chọn.

-----------------------------------

3. Thông thái hay bao dung

Ai cũng tin mình đúng hoặc tự huyễn như vậy. Chúng ta cảm thấy “sướng", dopamin tăng cao khi có người đồng tình, khi nhận được “like", và chúng ta quay lại đếm like. Nó có thể nghiện hơn đường (sugar) từ những nhà thông thái đến những người bình thường.. Và càng nhiều người giống mình thì niềm tin càng đúng (đối với bản thân họ).

- Chủ nghĩa Phát xít (Fascism) cũng gieo vào đầu người dân Đức những ý nghĩ tương tự. Nhớ câu chuyện bó đũa của HCM không? Fasci trong tiếng Latin là “một bó”. Mọi người Đức phải nghĩ mình là một chiếc đũa thông thái trong bó đũa dân tộc thượng đẳng thì quốc gia mới thành công.

- Trong những phim truyền hình của Trung Quốc, họ cố đưa các hình ảnh về một đất nước phát minh ra bóng đá, mì ăn liền, marathon,.. Lời nói dối được một người kể thì là lời nói dối, nhưng được 1.4 tỉ người nói trong 10 năm thì có lẽ sẽ trở thành một chủ nghĩa. Một chủ nghĩa kẹt trong nền chính trị quốc gia xung quanh là kinh tế toàn cầu, khoa học toàn cầu?

- Y học hiện đại, vaccine là một sự đồng thuận toàn cầu. Hãy nghĩ, ở thế kỷ 14, bạn có thể uống nọc độc rắn từ các nhà sư Trung Quốc để chữa dịch hạch ở châu Âu? Qua hàng trăm năm phát triển nền y học hiện đại lại có một cơ số con người 'cao cấp' lừa được toàn bộ giới hàn lâm (về kiến thức chuyên ngành)? Có thể bạn xem phim Hollywood nhiều hơn mức cần thiết.

Khi mà Saigon đang oằn mình chống dịch, ta nên bao dung với các em sinh viên (chỉ vì khác biệt ngôn ngữ, văn hoá & nhận thức) hay đưa ra nhận định về một Saigon tự do?

Saigon chỉ mới trong giai đoạn “khởi động mùa dịch", so với các đô thị như Bangkok, Jakatar,.. (mình so sánh về địa lý, ko so sánh về quốc gia để có cái nhìn khái quát hơn về mật độ dân cư tỉ lệ với ca nhiễm). Một mặt, khi chính quyền không công bố các báo cáo khoa học mà chỉ nói chung chung, tin thật rồi tin giả để “trấn an" người dân một cách mù mờ nhất, và theo họ là hiệu quả trong việc quản lý xã hội. Mặt khác, những người “chống đối" chính sách ở bên kia chiến tuyến một cách cực đoan. Việc “làm bằng đồ thị" liên quan đến giãn cách xã hội (câu giờ) để miễn nhiễm cộng đồng (người đã bệnh) & vaccine (người có kháng thể - xem như đã bệnh).

Vậy thì mỗi “quốc gia" công dân, "Saigon” công dân sẽ ứng xử thế nào?

1. Những người xem SAIGON NHƯ MỘT PHẦN TÍNH CÁCH có vài lựa chọn:

- Vào rừng và chơi với cỏ cây (không phải ai cũng có điều kiện)

- Ở trong nhà lâu nhất & ko tiếp xúc với ai (3 tháng, 6 tháng, 1 năm hoặc lâu nhất có thể)

- Chờ đợi, giúp đỡ & tiêm vaccine

2. Những người xem SAIGON LÀ VỊ TRÍ ĐỊA LÝ (hoặc muốn làm người thông thái) có vài lựa chọn:

- Vào rừng và chơi với cỏ cây (hoặc đã/ đang ở chỗ khác)

- Ở trong nhà lâu nhất & ko tiếp xúc với ai (lỡ có tiếp xúc chắc ko sao, vì mình đâu có bệnh)

- Tiêm vaccine ư? Thuốc độc, tin mình đi, mọi người không nên tiêm.

Cũng như lịch sử, dịch cũng sẽ qua, chỉ còn lại những câu chuyện mà những sapien kể cho nhau. Bạn muốn làm một sapien thông thái hay một sapien bao dung?


#Covid #Vaccine #nongnghiep #trangtrai #nongtrai #farmstay #nhalatrangtrai #kientrucnongnghiep #nhavuon #nhalaprap #nhalapghep #nhadidong #Nhatienche #nhathongminh #sunroofhouse #Mhome #Architecture #thietke #kientruc #quyhoach #noithat #NhaBenRung #ModunSpace

https://www.modun.space/

San Francisco

Sep 3rd , 2021


Nhìn và so sánh các đô thị sát biển, chịu ảnh hưởng bởi bão trên thế giới (ví dụ như Florida và Phan Thiết) để thấy được tư duy những nhà lãnh đạo.


Hệ thống metro Saigon (2001- ?-?) vs Tàu điện (Tram) San Francisco (1873-1890- ngày nay).

Sài Gòn, Hà Nội ngày xưa cũng đã từng có hệ thống xe điện. Ở Sài Gòn, ảnh hưởng của chiến tranh và sự xuất hiện của xe buýt làm các công ty ngừng khai thác năm 1957. Ở Hà Nội, tới năm 1986 thì hệ thống tàu điện mới dừng hoạt động (phần nhiều bởi chính sách và quy hoạch "tài tình" của ĐCS!). Vậy là sau gần 140 năm, dự tính năm 2020, tuyến đường sắt đô thị lập lại lịch sử nối vùng ngoại vi -> trung tâm. Ngựa theo đường cũ!

San Francisco (SF): trong 17 năm, thành phố xây dựng 23 tuyến đường sắt và vẫn còn 3 tuyến hoạt động đến ngày nay. Do địa hình chủ yếu là dốc, tàu điện ở SF ko chạy bằng điện lấy từ "ăng ten" phía trên mà bằng hệ thống cáp âm bên dưới (mới đủ sức kéo cục sắt với mấy tảng thịt : )) ). Mấy bác kỹ sư thiết kế luôn một chỗ quay đầu như kiểu car parking tự động ngày nay . Đường tram này làm tăng giá bất động sản trên đồi ở SF, vốn trước đây bị bỏ lơ vì phải "leo núi" mới về được nhà. Mấy bạn đầu cơ bất động đậy lưu ý, thấy có đường sắt lên núi là phải bán nhà đồng bằng ngay, dắt vợ con kéo nhau ở thượng hết .

May là ko dành dựt mấy cục đất ở SG này. Iem đi đào mỏ ở vùng sơn cước đây. Đợi mỏi mòn chuyến tram đầu tiên


#Sanfrancisco #nongnghiep #trangtrai #nongtrai #farmstay #nhalatrangtrai #kientrucnongnghiep #nhavuon #nhalaprap #nhalapghep #nhadidong #Nhatienche #nhathongminh #sunroofhouse #Mhome #Architecture #thietke #kientruc #quyhoach #noithat #NhaBenRung #ModunSpace

https://www.modun.space/

Đô thị ven biển

May 25th , 2021


Nhìn và so sánh các đô thị sát biển, chịu ảnh hưởng bởi bão trên thế giới (ví dụ như Florida và Phan Thiết) để thấy được tư duy những nhà lãnh đạo.


  • Florida 1900s: khi các nhà lãnh đạo thấy được tầm quan trọng của nước ngọt và hệ sinh thái cho một vùng rộng lớn. Họ quyết định mở rộng kênh, xây hạ tầng để chống ngập, tưới tiêu, giao thông, nghỉ dưỡng,..Hồ Okeechobee như một “vựa nước” của tiểu bang được xây đập từ những năm đầu thế kỷ 20 khi thống kê về người chết do các cơn bão làm mực nước hồ tăng cao.

  • Các lộ trình để bảo vệ thành các thành phố khắp tiểu bang được soạn thảo và thực hiện từng giai đoạn với các nhiệm kỳ khác nhau của chính phủ (hình).

  • Quy hoạch các vùng chức năng của đô thị bờ biển với tầm nhìn > 100 năm với các nghiên cứu tổng hợp các ngành:


  • Tài nguyên,

  • Vùng nước đầu nguồn: tránh ngập mặn & bảo vệ tài nguyên nước chảy khỏi đô thị.

  • Nguồn cung cấp nước: giảm lượng sử dụng nước ngọt.

  • Bể nước ngầm: tránh rò rỉ và ô nhiễm.

  • Thảm thực vật thủy sinh: bảo vệ thủy sản và giảm sóng ngầm.

  • Nghiên cứu vùng bờ ven biển: chống xói mòn và giữ nguyên môi trường sống

  • Các bến du thuyền: bảo vệ tài nguyên nước chảy khỏi đô thị & phục hồi nhanh khi có lũ lụt.

  • Văn hóa và giá trị nội tại: bảo vệ và phát triển kinh tế từ các ngành như du lịch, thủy sản..

  • Nâng cấp hạ tầng đường bờ biển

  • Bãi biển -> chống xâm thực

  • Dải đá ngầm, san hô: giảm sóng, bảo vệ từ phía ngoài biển

  • Hệ sinh vật biển

  • Tài nguyên năng lượng từ nước


  • Phan Thiết: một đô thị mà thế giới biết đến từ sự kiện nhật thực từ một làng chài nhỏ, đến nay vẫn là một làng chài nhỏ và các dự án “bé xinh". Cùng với chính sách thượng tầng “Bỏ phiếu cho người có tâm có đức", các nhà kỹ trị giờ đây đã có thể kêu gọi thêm các “Bất động sản gia" bán đất nhà phố ven biển. Và mình nghi ngờ rằng, chẳng có nghiên cứu quy hoạch, tầm nhìn chiến lược hay chính sách thượng tầng theo các nhiệm kỳ. Chẳng có một kế hoạch vài mươi năm để Người có tâm A đạt được mục tiêu 1, Người có đức B đạt được mục tiêu 2 trong cái tổng thể quy hoạch và phát triển một vùng đất. Trong trường hợp nếu may mắn Người có tâm A đầu tiên sử dụng đúng các nhà kỹ thuật để ngồi vạch ra một tương lai của đô thị. Nếu không may mắn, chúng ta sẽ đợi Người có đức X nhìn ra các vấn đề này, và đợi đến Z để có thể thấy được thành quả.

  • Nên khi nhà phố ven biển được bán, cư dân đổ vào lập nghiệp. Nếu may mắn trong tương lai, chẳng có cơn bão hay xói mòn. Giao thông vẫn đủ cho mọi người ra tắm biển. Hạ tầng, cấp thoát nước đô thị vẫn tốt, không có cái cống nào thải ra biển. Biển vẫn bạc và rừng vẫn vàng. Những con người lập nghiệp ở vùng đất này sẽ mãi hạnh phúc. Happy ending ever and ever.


Nên là, hãy sáng suốt lựa chọn Người có tâm, tài, đức kỳ bầu cử này nhé.


Đây là một case study rất hay về các thành phố ven biển cho các kts, quy hoạch gia.

https://floridadep.gov/sites/default/files/Adaptation_Planning_Guidebook_0.pdf


#dothivenbien #masterplanning #nongnghiep #trangtrai #nongtrai #farmstay #nhalatrangtrai #kientrucnongnghiep #nhavuon #nhalaprap #nhalapghep #nhadidong #Nhatienche #nhathongminh #sunroofhouse #Mhome #Architecture #thietke #kientruc #quyhoach #noithat #NhaBenRung #ModunSpace

https://www.modun.space/

Đường tàu Schwebebahn

April 28nd , 2021


Khi nhìn về tuyến 2 metro đầu tiên ở Vietnam, ký ức của mình về nó dường như đã nhạt nhòa. Bao năm rồi nhỉ?


Schwebebahn được chạy thử năm 1901, cách đây 120 năm. Còn thiết kế thì đã có những phương án từ 1824. 200 năm chưa nhạt nhòa..


May mắn là, các cháu nhỏ Vietnam thế hệ sau hy vọng vẫn được nhìn ngắm công trình của ông cha, một cách nguyên vẹn. :v


#Schwebebahn #metro #nongnghiep #trangtrai #nongtrai #farmstay #nhalatrangtrai #kientrucnongnghiep #nhavuon #nhalaprap #nhalapghep #nhadidong #Nhatienche #nhathongminh #sunroofhouse #Mhome #Architecture #thietke #kientruc #quyhoach #noithat #NhaBenRung #ModunSpace

https://www.modun.space/

August 30, 2020

Millennials - Một thế hệ cô đơn (1981-1996). Theo thống kê ở Mỹ, có 30% số người được hỏi ở thế hệ này cảm thấy cô đơn so với 20%, 10% của các thế hệ trước “X" và “Baby Boomer". Nguyên nhân được cho rằng, một phần vì mạng xã hội và nghiện internet. 1.2 tỉ người nữa sẽ ra đời trong 10 năm tới, áp lực về chỗ ở khi 70% dân số vẫn đang sống trong đô thị. Co-living, Hợp cư là mô hình cư trú chia sẻ các tài nguyên chung đang khá phổ biến để giải quyết vấn đề nhà ở.

Thực ra, Hợp cư đã có từ lâu đời với các tên gọi khác nhau, như:

  • Boarding house trong những năm 1830s ở Mỹ & châu Âu, là kiểu “nhà trọ cơm tháng". Chủ nhà cung cấp chỗ ở lẫn các bữa ăn, dọn dẹp cho những người nhập cư. Như Sherlock Holmes ở phố 221B Baker hay Elvis Presley gặp Forrest Gump trong căn nhà của mẹ.

  • Kommunalka thời kỳ hậu chiến tranh thế giới I, mỗi căn hộ có đến 2- 7 gia đình chung sống ở Soviet. Một dạng nhà tập thể có thể thấy ở Hà Nội tận ngày nay.

  • Hacker house trong những năm 2010s, khi các start-up công nghệ cần một nơi yên tĩnh có các dịch vụ và đủ “kín đáo".

Khi covid 19 thay đổi một phần thị trường lưu trú do tác động dài hạn của kinh tế, Hợp cư hay các mô hình nhà ở tiết kiệm càng được chú ý hơn. Giảm chi phí ở, hợp cư còn có các hướng phát triển giúp gắn kết cộng đồng như co-working hay xu hướng tạo ra các nhóm người cùng làm việc trong một cộng đồng nhỏ (theo khảo sát của Onesharehouse). Ngoài ra, việc “giám sát” hoặc “được giám sát" sẽ giúp cộng đồng vượt qua dịch covid, nhất là đối với những người cao tuổi, những người sống một mình.

Điểm trừ của hợp cư là sự phân định giữa các không gian chung, riêng và không gian linh động (có thể thuê hoặc cần sự quản lý vận hành). Các nhà phát triển và vận hành mô hình này vẫn phải dựa trên thông tin về văn hóa, tập quán sinh hoạt hay nhu cầu khách hàng vốn còn khá ít cơ sở dữ liệu.

Bài toán phát triển đô thị (urbanization) luôn đi kèm với giải pháp ngừng phát triển đô thị (de-urbanization) để phát triển các vùng phụ cận. Và dịch covid chứng tỏ rằng, người ta có thể làm việc từ xa nhiều hơn. Áp lực 1.2 tỉ người ở các thành phố sẽ giảm nếu những cộng đồng sống gần thiên nhiên được hình thành nhiều hơn.

Một cuộc hẹn ở đâu đó bên kia ngọn đồi cho những người yêu thiên nhiên sẽ không còn xa.

#coliving #cohousing #nongnghiep #trangtrai #nongtrai #farmstay #nhalatrangtrai #kientrucnongnghiep #nhavuon #nhalaprap #nhalapghep #nhadidong #Nhatienche #nhathongminh #sunroofhouse #Mhome #Architecture #thietke #kientruc #quyhoach #noithat #NhaBenRung #ModunSpace

https://www.modun.space/